Những quy định về thủ tục đi máy bay và hành lý ký gửi

Ngọc Muội | Cập nhật vào 04/12/2020
1.Thủ tục đi máy bay

1.1. Chuẩn bị

Trước khi đi máy bay bạn phải có trong tay những giấy tờ sau:

  • Vé máy bay
  • Chứng minh thư nếu đi trong nước hoặc hộ chiếu nếu đi nước ngoài (cần mang theo thẻ sinh viên để chứng minh là sinh viên)
  • Visa nếu nước cần đến yêu cầu. Hiện nay một số nước và VN đã ký hiệp định miễn visa đối với công dân của hai nước mang hộ chiếu phổ thông nếu ở lại trong vòng 30 ngày, ví dụ Thái Lan, Indonesia, Singapore, … như vậy khi đến các nước này trong vòng 30 ngày bạn không cần visa. Một số nước yêu cầu phải có visa transit nếu tuyến bay của bạn transit qua sân bay tại nước đó, ví dụ bạn bay từ Hà Nội đến Amsterdam (Hà Lan) transit tại sân bay Heathrow ở London (Anh): HAN – LHR – AMS, bạn phải có thêm visa transit tại Anh bên cạnh visa vào Hà Lan.
  • Tiền mặt để đóng thuế sân bay khi đi: một số sân bay châu Á như Nội Bài (Hà Nội), Don Muang (Bangkok), … thu lệ phí sân bay khi bạn đi máy bay từ nơi đó (trong khi các sân bay ở nơi khác gộp thuế đó vào luôn giá vé máy bay), thông thường lệ phí này thu bằng đơn vị tiền của nước sở tại, để tránh phải đổi tiền tại sân bay (nơi mà tỉ giá thường thấp) bạn nên chuẩn bị sẵn số tiền này. Ngoài ra bạn cũng nên có trước một ít tiền của nước đến để có thể tiêu ngay mà không cần phải đổi ở sân bay.
  • ve_may_bay-200x200

Bên cạnh đó là các đồ dùng mà bạn muốn mang theo, chia làm hai loại:

  • Đồ xách tay (hand/cabin luggage) là đồ mà bạn mang theo bên mình khi lên máy bay, bạn sẽ để đồ này lên giá phía trên ghế ngồi hoặc dưới gầm ghế hoặc giữ bên mình. Hành lý dạng này thường có giới hạn về kích thước, cân nặng, số lượng túi được mang theo, … tuỳ theo quy định của từng hãng hàng không. Do vấn đề về an ninh, bạn không được phép mang theo các vật dụng có ý sát thương như dao, kéo, …
  • Đồ gửi (checked luggage) thường là đồ nặng, cồng kềnh mà bạn gửi khi làm thủ tục check-in, đồ này vẫn đi cùng chuyến bay với bạn nhưng được để ở khoang hành lý riêng, bạn chỉ có thể lấy đồ khi đến nơi. Tuỳ theo loại vé máy bay, hãng hàng không mà số lượng đồ gửi (tính theo kiện/bao/gói) hay cân nặng được quy định khác nhau, nếu bạn gửi quá mức qui định thì phải đóng thêm tiền. Các hãng đều qui định danh mục các mặt hàng không được phép mang theo, bạn phải tuân thủ quy định này.

1.2. Vé máy bay

Bạn có thể mua vé máy bay trực tiếp qua các hãng hàng không hoặc qua các đại lý, thường mua qua đại lý hay mua trước khi đi một thời gian thì giá sẽ rẻ hơn. Một số hãng hàng không hiện nay bán vé qua Internet, do không phải trả thêm tiền thuê nhân viên, địa điểm, … , nên giá vé cũng ngang với giá của đại lý. Ở châu Âu còn có các hãng hàng không giá rẻ (low cost airline), những hãng này thường có các tuyến bay từ các thành phố lớn đến các điểm du lịch nổi tiếng ở châu Âu, chuyến bay thường kéo dài khoảng 1 – 4 tiếng, không phục vụ ăn miễn phí nên giá vé rất rẻ.

Đôi khi có những đợt khuyến mại thì giá vé cũng thấp hơn so với bình thường, đổi lại sẽ có một số hạn chế ví dụ số kg đồ gửi thấp, thời gian hợp lệ của vé ngắn, không được trả lại vé một khi đã mua hoặc số tiền trả lại sẽ thấp so với vé không khuyến mại, …

Các thông tin liên quan đến vé máy bay:

  • Hạng vé (class): tuỳ theo phân loại của từng hãng mà có thể có nhiều hạng khác nhau, phổ biến có Economy, Bussiness và First class, trong đó hạng Economy là rẻ nhất.
  • Tình trạng vé (status):

o OK/Confirmed: ngày giờ bay là chính thức.

o Wait Listed: ngày giờ bay mà bạn đã đăng ký chưa được chắc chắn do đã hết chỗ và bạn được cho vào danh sách đợi. Nếu có người bỏ chỗ mà bạn đứng đầu danh sách đợi thì bạn sẽ được đi vào chuyến đã đăng ký, khi đó status của bạn chuyển thành OK.

o Open Dated: bạn chưa đăng ký ngày, giờ bay. Bạn có thể đăng ký bất cứ lúc nào miễn là trước khi vé hết hạn sử dụng.

  • Chuyến bay (flight): ký hiệu chuyến bay, ví dụ VN188, bạn có thể tìm thông tin về chuyến bay trên các bảng điện tử qua ký hiệu này.
  • Ngày giờ bay (date/time): ngày/giờ máy bay cất cánh ở nơi đi và hạ cánh ở nơi đến, giờ địa phương
  • Bay thẳng (non-stop) hay quá cảnh (transit): bay thẳng là chuyến bay đi thẳng từ điểm bạn cần đi đến nơi bạn cần đến, transit là chuyến bay dừng tại một hoặc vài nơi khác trước khi đến điểm bạn cần đến.

Các điều kiện ràng buộc:

  • Trọng lượng hành lý gửi: tuỳ theo loại vé, hãng hàng không mà số kg hành lý có giới hạn khác nhau. Thông thường đi đường dài được gửi 30kg/người, đi nhiều người với nhau có thể gộp lại để chung tải. Nếu gửi quá mức qui định thì phải đóng thêm tiền, lệ phí cao.
  • Thời hạn hợp lệ của vé: tính từ lúc mua hoặc từ lúc bắt đầu bay, có loại 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, … tuỳ theo từng hãng. Thời hạn càng dài thì giá càng cao.
  • Refundable: vé có thể trả lại hay không khi bạn không thể tiếp tục chuyến bay, tuỳ theo qui định mà bạn được trả lại một phần tiền hoặc không.

Mua vé:

  • Đặt chỗ: Bạn thông báo cho nơi bán địa điểm đi và đến, ngày giờ bay nếu đã xác định, hạng vé, một chiều hay hai chiều. Bên bán sẽ cho bạn biết: chuyến bay tương ứng còn chỗ hay không, nếu hết chỗ của hạng vé đăng ký thì bạn có muốn vào danh sách đợi hay không, giá vé, các điều kiện ràng buộc của vé, thời hạn phải trả tiền lấy vé. Hai bên thoả thuận với nhau. Khi chưa trả tiền, bạn có thể thay đổi lại các thông tin đặt chỗ hoặc huỷ bỏ mà không phải trả lệ phí.
  • Trả tiền, lấy vé: Tuỳ theo loại vé, qui định của từng đại lý, hãng hàng không mà bạn sẽ phải trả thêm tiền nếu muốn thay đổi lại các thông tin đã ghi trên mặt vé một khi đã nhận vé. Đối với loại vé chưa xác định ngày giờ bay (Open Dated), bạn có thể trả tiền lấy vé rồi đặt chỗ sau mà không phải trả lệ phí, tuy nhiên nếu sau đó bạn muốn thay đổi ngày giờ bay thì việc có áp dụng mức phí hay không lại tuỳ thuộc vào loại vé bạn đã mua, đại lý, hãng hàng không. Các hãng hàng không đều có địa chỉ liên lạc tại thành phố nơi bạn sẽ đi, bạn có thể gọi đến địa chỉ này để liên lạc thay vì phải gọi về nơi đã mua vé.

2.Hành lý ký gửi

Số ký lô hành lý miễn cước bao giờ cũng được in trên vé máy bay (mục allow), thông thường là 20kg (để trong khoang chở hàng) và 5-7kg hành lý xách tay, nếu mua vé hạng thường (hạng Y); 30kg hành lý miễn cước và 10-14kg hành lý xách tay (chia làm 2 kiện), nếu mua vé hạng thương nhân (hạng C). Số ký lô quá quy định sẽ bị tính phí từ 2-5 USD/kg (tùy hãng).

Hành lý xách tay phải có kích thước không vượt mức 56 x 36 x 23cm. Cân hành lý xách tay được đặt tại khu vực làm thủ tục và tại cửa ra máy bay để giúp bạn kiểm tra hành lý của mình. Nếu đi Mỹ, Canada, Hawaii, Guam bằng máy bay của Vietnam Airlines thì bạn được gửi miễn cước 2 kiện hành lý mà trọng lượng mỗi kiện không quá 3kg.

Các hãng HK đều từ chối chuyên chở những thứ nặng mùi như nước mắm, sầu riêng… Nếu muốn mang theo, bạn phải gói ghém thật kỹ và chuẩn bị sẵn tâm lý để mạnh dạn bỏ chúng lại nếu bị phát hiện. Xin lưu ý thêm, bạn không được mang các loại thực phẩm vào Uc và chewingum vào Singapore. Tất cả vật dụng sắc nhọn như dao, kéo, không được xách tay mà phải để trong hành lý ký gửi.

Đi nước ngoài, bạn nên dùng loại vali có bánh xe và tay kéo để dễ dàng di chuyển khi qua các cửa khẩu hoặc chuyển máy bay. Để nhanh chóng nhận ra hành lý của mình trong “một rừng” hành lý được băng chuyền tải ra, bạn nên làm dấu như buộc một dải vải màu vào quai xách. Cũng nên ghi tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc lên thẻ hành lý phòng khi thất lạc hãng Hàng không có thể nhanh chóng hoàn trả hành lý cho bạn.

Tất nhiên không ai muốn bị thất lạc hành lý nhưng nếu điều đó xảy ra, bạn phải đến quầy thất lạc hành lý (Lost and Found) để khai báo. Bạn cũng có thể khiếu nại nếu trong quá trình vận chuyển hành lý cua bạn bị hư hại. Các hãng HK thường có chính sách riêng về mức bồi thường đối với hành lý thất lạc. Và cả chi phí cho những đồ dùng cá nhân mà bạn mua dùng tạm trong thời gian chờ hành lý của bạn “quay về”.

Muốn biết thông tin về hành lý thất lạc tại sân bay Nội Bài, bạn gọi số điện thoại (04) 884 0008; tại sân bay Tân Sơn Nhất gọi số (08) 844 6665, xin số máy nhánh 7461. Điều cuối cùng mà bạn cần lưu ý là tuyệt đối không xách hộ, gửi hộ hành lý cho bất cứ ai, vì bất cứ lý do gì, cũng như không đụng đến bất cứ gói hành lý nào bị hoặc có vẻ như bị bỏ quên, nếu bạn không muốn nhận lấy những “tai họa từ trên trời rơi xuống”.

Hành lý ký gửi – Quy định vận chuyển Tiêu chuẩn hành lý miễn cước được chỉ rõ trên vé máy bay.

Những vật dụng bị cấm vận chuyển theo đường hành lý

Chất ăn mòn

Khí ga

Chất Ô xy hóa

Chất độc

Chất nổ

Chất phóng xạ

Chất dễ cháy

Những vật dụng chỉ được phép vận chuyển dưới dạng hành lý ký gửi

Súng

Đạn

Dao — kéo

Hành lý ký gửi – Lưu ý khi gửi hành lý

Qúy khách nên ghi tên và địa chỉ của mình vào thẻ nhận dạng hành lý.

Khi gửi lưu ý nhớ nhận cuống thẻ từ nhân viên làm thủ tục.

Để đảm bảo an toàn cho hành lý ký gửi, đề nghị Qúy khách lưu ý: Không nên để những vật dụng quý như tiền, trang sức, kim loại quý, tài liệu và vật mẫu quan trọng…trong hành lý. Hành lý nên được bao gói chắc chắn và có khóa.

Không được để những vật dụng dễ vỡ như đồ sứ, hàng điện tử, chai lọ…bên trong hành lý.

Những đồ có đặc tính gây mùi khó chịu như nước mắm, trái sầu riêng…không được phép vận chyển.

Khách muốn gửi kiện hành lý nặng (trên 40 kg) hoặc có kích thước lớn (kích thước 3 chiều trên 203 cm) phải khai báo và đặt trước tại phòng vé. Riêng đối với chuyến bay đi Mỹ, mỗi kiện hành lý không nặng quá 32 kg.

Đảm bảo An ninh hàng không

Quí khách không cầm hộ hoặc gửi hộ hành lý cho bất cứ ai không quen biết, vì bất cứ lý do gì.

Hành lý xách tay – Tiêu chuẩn cho phép

Hành khách hạng thương gia được phép mang 02 kiện hành lý xách tay, hành khách hạng phổ thông được phép mang 01 kiện hành lý xách tay. Mỗi kiện có kích thước ba chiều không vượt quá 115 cm (56cm x 36cm x 23cm) và có trọng lượng không vượt quá 7kg. Bánh xe và tay cầm được tính vào kích thước hành lý.

Khung đo hành lý xách tay được đặt tại khu vực làm thủ tục check-in và cửa ra máy bay để giúp hành khách kiểm tra hành lý của mình.

 

Nguồn: copy

Bài viết liên quan

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn